I. TÓM TẮT LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH HẢI DƯƠNG

- Năm 1966: Sát nhập Bệnh viện Đông y và Tổ Điều dưỡng tỉnh Hưng Yên.

- Năm 1968: Viện Điều dưỡng Cán bộ tỉnh Hải Hưng.

- Năm 1984: Viện Điều dưỡng Cán bộ A trực thuộc Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Cán bộ tỉnh (Quyết định số 16/QĐ-TV ngày 15/3/1984)

- Năm 2004: Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế Hải Dương (Quyết định số 4551/2004/QĐ-UB ngày 12/11/2004 của UBND tỉnh Hải Dương).

- Năm 2016: Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y tế Hải Dương (Quyết định số 1524/2016/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Hải Dương). Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện thực hiện theo Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế.

(Một góc bệnh viện)
(Một góc bệnh viện)

 

* Lãnh đạo Bệnh viện qua các thời kỳ (1966 - 2004):

      1. Bà Bùi Thị Kim Sinh: Tr.Ty Y tế kiêm Giám đốc  BV Đông y - Điều Dưỡng (Từ năm 1966 - 1974).

      2. Ông Trần Đức Hiện: Phó giám đốc Bệnh viện (Từ năm 1966 - 1971).

      3. Ông Đinh Thanh Thuỷ: Phó giám đốc Bệnh viện (Từ năm 1966 1971).

      4. Bà Vũ Thị Oanh: Viện trưởng Viện điều dưỡng cán bộ tỉnh ( Từ năm 1974 - 1983).

      5. Ông Chu Văn Luận: Phó Viện trưởng Viện Điều dưỡng cán bộ tỉnh (Từ năm 1971- 1989).

      6. Ông Nguyễn Khắc Ninh: Phó Tr.ban TT Ban BVSKCB tỉnh (Từ năm 1983 - 1995).

      7. Bà Nguyễn Thị Thuý: Phó Tr. Ban BVSKCB kiêm GĐ Viện ĐD (Từ năm 1995 - 1996).

      8. Ông Nguyễn Đăng Phải: Phó Tr.ban TT Ban BVSKCB kiêm Giám đốc Viện Điều Dưỡng (Từ năm 1996 - 2004).

      9. Ông Phạm Xuân Thận – Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Hải Dương (Từ năm 2004 – 2008).

      10. Ông Trương Mậu Sơn – Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Hải Dương (Từ năm 2008 - tháng 2/2019).

 
      11. Bà Nguyễn Thị Liễu - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Dương (Từ tháng 2/2020 )
 

II. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN

      - Về điều trị lão khoa, quản lý các bệnh không lây nhiễm: Bệnh nội khoa, Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Parkinson, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

      - Về Phục hồi chức năng -  Y học cổ truyền: Khi vào khoa điều trị sẽ được kết hợp các phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền (thuốc Đông y, châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng). Điều trị các nhóm bệnh có hiệu quả cao như: Di chứng liệt thần kinh (liệt nửa người do tai biến mạch máu não, liệt do chấn thương tủy sống…); bệnh cơ xương khớp (đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp...); một số bệnh nội khoa (viêm đại tràng mạn, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…); trẻ tự kỷ, trẻ bại não, chậm phát triển tinh thần và vận động.

       - Dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh chẩn đoán: Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu tự động; Sinh hóa nước tiểu; Nội soi tai mũi họng; Lưu huyết não; Siêu âm màu 4D; Siêu âm Doppler tim mạch; Đo mật độ xương; X-quang kỹ thuật số; Điện tim … Kết quả chính xác và được thực hiện nhanh chóng, trả kết quả và tư vấn hiệu quả, bệnh nhân hài lòng.

    - Dịch vụ kỹ thuật trong điều trị chuyên khoa Phục hồi chức năng - Y học cổ truyền: Kéo giãn cột sống, điện phân, điện xung, điện từ trường, siêu âm điều trị, sóng ngắn, laser nội mạch, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, Oxy cao áp… Ngoài ra còn có tắm xông hơi, ngâm chân thuốc bắc. 

     - Song song với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn thì việc nâng cao y đức hành nghề là một điều vô cùng quan trọng, tất cả nhân viên bệnh viện đều giữu đúng phương châm “Lương y như từ mẫu”

   - Bệnh viện luôn đề cao đạo đức nghề y, đẩy mạnh việc thi đua học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc làm này tác động sâu sắc đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt đối tượng phục vụ của bệnh viện là cán bộ trung cao cấp, là người cao tuổi, là những bệnh nhân mắc các di chứng bệnh nặng, thời gian nằm viện lâu dài như: Liệt sau tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, liệt tủy, viêm não, bại não…. Thường là những người nhạy cảm nên việc tiếp cận với bệnh nhân đòi hỏi phải rất ân cần, đúng mực.

   Bệnh viện luôn chú trọng việc lấy người bệnh làm trung tâm: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nởBệnh nhân ở chăm sóc nhiệt tìnhBệnh nhân về dặn dò chu đáo”, lấy bệnh nhân làm trung tâm để có những quy tắc ứng xử phù hợp.

  Ngoài ra, để phục vụ bệnh nhân được tốt nhất, bệnh viện không ngừng nâng cao tay nghề đội ngũ y bác sỹ bằng các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, trao đổi, học hỏi. Bệnh viện phục hồi chức năng Hải Dương còn tổ chức truyên truyền phòng chống thiên tai, dịch bệnh đến đông đảo người bệnh, người dân.