Ở mọi lứa tuổi khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường, hoặc vết thương lâu lành, thấy có cảm giác dị cảm ở đầu chi như cảm giác kiến bò, kim châm…Khi đó đi xét nghiệm sinh hoá máu ngay để phát hiện sớm hơn, những người mập hoặc có người thân trong gia đình ( bố, mẹ, anh chị em ruột) bị mắc bệnh đái tháo đường nên đi xét nghiệm sinh hoá máu để được chẩn đoán theo dõi.

1. Đái tháo đường là gì ?

Đái tháo đường là tăng đường máu mạn tính + Rối loạn chuyển hoá Carbohydrat, chất béo, Protein do thiếu Insulin hoặc kháng Insulin

2. Tỉ lệ mắc đái tháo đường:

           - 221 triệu người vào năm 2010

           - 330 triệu người vào năm 2025

3. Làm sao phát hiện được bệnh đái tháo đường?

  ở mọi lứa tuổi khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều thì nên nghĩ đến bệnh đái tháo đường, hoặc vết thương lâu lành, thấy có cảm giác dị cảm ở đầu chi như cảm giác kiến bò, kim châm…Khi đó đi xét nghiệm sinh hoá máu ngay để phát hiện sớm hơn, những người mập hoặc có người thân trong gia đình ( bố, mẹ, anh chị em ruột) bị mắc bệnh đái tháo đường nên đi xét nghiệm sinh hoá máu để được chẩn đoán theo dõi.

  3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:

Đường máu tĩnh mạch lúc đói > 7 mmol/lít

Hoặc đường máu bất kì > 11,1 mmol/lít

Hoặc làm nghiệm pháp đường huyết: đường máu sau 24 H      > 11,1 mmol/lit

* Không bị đái tháo đường: Đường máu lúc đói < 5,1 mmol/lit

                                             Và đường máu sau ăn < 7,8 mmol/lit

* Tiền đái tháo đường :

   - Glucose máu lúc đói từ 5,1 mmol/lit đến 6,9 mmol/lit

   - Giảm dung nạp Glucose, Đường máu sau 2h  7,8<Đường máu< 11,1 mmol/lit

* Đường niệu không có giá trị chẩn đoán đái tháo đường

3.2 Phân loại đái tháo đường:

- Đái tháo đường tuyp I: Triệu chứng điển hình rầm rộ, 4 Nhiều:          

+ Tiểu nhiều

+ Uống nhiều

+ ăn nhiều

+ Gầy nhiều

- Đái tháo đường tuyp II: Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ, phát hiện tình cờ. Thể trạng béo hoặc gầy. Đường huyết đường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán

3.3 Các xét nghiệm cần làm:

- Đường huyết lúc đói: thường vào buổi sáng lúc đói hoặc sau 8h không ăn

- Lipid máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-Cholesterol, LDL- Cholesterol

- Ure, Creatinin

- GOT, GPT

- Nước tiểu toàn phần

- Xquang tim phổi

- HBA1C: 3 tháng 1 lần

- Xét nghiệm khác: Doppler mạch máu……

4. Biến chứng:

4.1  Cấp tính:

- Hôn mê toan ceton

                   - Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

                   - Hôn mê toan lactic

                   - Hôn mê hạ đường máu

 

4.2 Mạn tính:

- Biến chứng nhiễm khuẩn: Viêm lợi, mụn nhọt, Lao phổi, Nhiễm khuẩn tiết niệu…. đặc biệt nhiễm khuẩn bàn chân rất dễ bị hoại tử.

- Biến chứng mạch máu nhỏ:

+ Biến chứng mắt võng mạc: Bệnh võng mạc đái tháo đường, Đục thuỷ tinh thể, Viêm mống mắt tái diễn

+ Biến chứng thận: Micro albumin niệu ? Protein niệu?Suy thận

- Biến chứng mạch máu lưới:

+ Bệnh mạch vành

+ Bệnh mạch não

+ Bệnh động mạch ngoại vi

- Biến chứng thần kinh

+ Bệnh thần kinh cảm giác: Viêm đa dây thần kinh

+ Bệnh thần kinh tự động: Viêm 1 dây thần kinh

+ Bệnh thần kinh tự chủ

Có 50% các bệnh nhân đái tháo đường tuyp II đã có ít nhất 1 biến chứng khi được chẩn đoán.

5. Điều trị:

* Điều trị những gì?

- Kiểm soát tốt đường máu và HBA1C < 6,5%

+ Chế độ ăn

+ Tăng cường hoạt động thể lực

+ Thuốc: Uống hoặc tiêm Insulin

- Kiểm soát tốt huyết áp: tối ưu dưới 130/80 mmhg

- Điều trị rối loạn mỡ máu: C- Cholesterol

- Phòng chống biến chứng

* Khuyến cáo kiểm soát chặt đường máu :

+ Kiểm soát đường máu là nền tảng của điều trị đái tháo đường

+ HBA1C: mục tiêu cho các bệnh nhân đái tháo đường nói chung là < 7 % ( thường nhỏ hơn hoặc bằng 6,5 %)

Các mục tiêu kiểm soát và ngừng can thiệp.

Thông số

Mục tiêu

HBA1c

65%

HA

130/80 mmhg

Cholesterol

4,5 mmol/lit

LDL- Cholesterol

2,5 mmol/lit

Triglycerid

1,5 mmol/lit

Tỉ số Alb/ Crea niệu

Nam             2,5 mg/ mmol

Nữ               3,5 mg/ mmol

Tập luyện

150 phút/ tuần

 

* Một số quan niệm sai lầm:

- Đường niệu âm tính bằng kiểm soát đường niệu tốt

- Đường máu về bình thường là khỏi bệnh

-Không quan tâm đến đường máu sau ăn

-Bệnhnhân ĐTĐ tuýp 2 cần tiêm innulin = Bệnh nặng hơn

- ĐTĐ tuýp 2 = ĐTĐ không phụ thuộc insulin

6. Phòng và điều trị ĐTĐ

- Chế độ ặn tiểu đường

- Luyện tập thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khoẻ

- Dùng thuốc liên tục đúng chỉ dẫn của bác sĩ

- Tự theo dõi đường máu.

- Phát hiện các biến chứng

- Khám định kỳ.

7. Người bệnh ĐTĐ cần đề phòng cơn tụt đường huyết.

* Triệu chứng : vã mồ hôi lạnh, run người, cồn cào, đói, nhìn mờ, đau đầu, kích thích, nặng: hôn mê…

* Xử trí :

- Hạ đường huyết nhẹ và TB :

+ uống 1 cốc nước hoa quả, sữa, đường, ăn bánh kẹo...

+ 15g Carbohydrat(CHO) đường uống, ưu tiên viênhoặcdung dịch Glucose hoặc Surrose. Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút, lặp lại điều trị nếu đường huyết vẫn < 4,0mmol/l

- Hạ đường huyết nặng, tỉnh táo :

+ 20g CHO đường uống( viên glucose hoặc tương đương ), kiểm tra lại sau 15 phút, lặp lại điều trị nếu<4,0 mmol/l

+ 1mg Glucogan TDD hoặc TB. Hoặc 10- 25 g Glucose truyền tĩnh mạch

* Ví dụ về 15g Carbohydrate cho điều trị hạ đường huyết nhẹ đến trung bình

- 15g Glucose dạng viên đường

- 15 ml ( 3 thìa cafe) hoặc 3 túi đường hoà tan trong nưóec

- 175 ml ( 3/4 cốc) nước hoa quả và nước ngọt có ga không đường

- 15 ml (1 thìa cafe ) mật ong

( Bệnh viện PHCN sưu tầm)